Lễ động thổ là gì? Những điều lưu ý khi tổ chức lễ động thổ

Người Á Đông luôn đề cao yếu tố tâm linh và phong thủy. Vì thế khi thực hiện một công trình xây dựng gia chủ thường tổ chức lễ động thổ hay lễ khởi công. Vậy lễ động thổ là gì? có ý nghĩa gì? Hãy cùng SEA Event đi phân tích để hiểu cụ thể hơn về buổi lễ này.

Lễ động thổ là gì?

Động thổ chính là lễ khởi công khi bạn bắt đầu xây dựng một công trình nào đó. Trước khi bắt đầu, gia chủ sẽ tổ chức một lễ động thổ.

Với mục đích thể hiện lòng thành đối với thần linh ngự trên mảnh đất ấy. Đồng thời thông báo cho mọi người biết về việc bắt đầu xây dựng công trình.

le-dong-tho-la-gi

Khác với lễ động thổ làm nhà, lễ động thổ doanh nghiệp còn mang yếu tố quảng bá; thu hút đầu tư tới các đối tác và khách hàng tiềm năng.

Nguồn gốc của lễ động thổ

Theo sách cổ Trung Hoa, lễ Động Thổ có từ năm 113 trước Công Nguyên. Năm đó là năm Mậu Thìn, vua Hán Vũ Đế thấy triều đình có tục tế Trời mà không có tế Đất. Ông đã tổ chức Lễ Hậu Thổ tức là tạ ơn Thần Đất(thổ địa/thổ công) hay còn gọi là Xã Tế.

Ngày xưa, lễ thường được tiến hành sau ngày mùng 3 tết. Động thổ phải có lễ cúng Thổ thần để xin bắt đầu công viêc cho năm mới.

Động thổ là bắt đầu đào xới đất cát buổi đầu năm, một nghi thức trong nghề nông, có ý cầu mong cả năm làm ăn sẽ được thuận lợi.

le-dong-tho-la-gi

Ngày nay, mỗi nơi lại tổ chức lễ khởi công, động thổ khác nhau. Quy mô, hình thức của mỗi lễ khởi công lại tùy thuộc vào quy mô của mỗi dự án, công trình. 

Bỏ qua những quan niệm mê tín thái quá, thì những nghi lễ này cũng giúp cho các bên liên quan đến dự án cảm thấy yên tâm. Vững dạ khi triển khai rất nhiều phần việc phức tạp trong các dự án bất động sản, thậm chí nhà riêng của mỗi người.

Tuy nhiên, bất kể quy mô của lễ khởi công lớn nhỏ ra sao, thì nghi thức lễ động thổ tương đối đơn giản, đều có những điểm chung nhất định. Đó là những nghi thức quy định về mặt phong thủy mà lễ động thổ nào cũng nhất thiết phải tuân thủ.

Đầu tiên phải chọn ngày tốt và giờ tốt để tổ chức lễ, sau đó là chuẩn bị mâm lễ cúng, hoa quả, vàng mã, giấy cúng, nén hương,…. Gia chủ cúng xong, gia chủ hóa vàng mã, rải muối gạo và tự tay cuốc mấy nhát vào chỗ định đào móng hoặc đặt viên gạch đầu tiên.

Ý nghĩa của lễ động thổ

Với quan niệm: “đất có thổ công, sông có hà bá”, trước khi tiến hành bất kỳ hoạt động gì đụng chạm đến đất đai thì phải thông báo với thổ địa để thể hiện sự tôn kính.

Về mặt tinh thần nó sẽ mang đến ý nghĩa khiến cho những người thực hiện cảm thấy an tâm hơn, phấn khởi hơn và tâm huyết hơn với công việc mà mình sắp thực hiện.

le-dong-tho-la-gi

Đây còn là sự kiện đánh dấu bước khởi đầu của công trình lớn, có mức đầu tư khổng lồ. Cũng như khẳng định tầm vóc và giá trị của dự án trên thị trường để tạo niềm tin với nhà đầu tư và thu hút vốn đầu tư từ các đối tác, khách hàng tiềm năng.

Những điều cần lưu ý khi tiến hành lễ động thổ

Để tổ chức một sự kiện thành công phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Và lễ động thổ cũng vậy, để buổi lễ diễn ra thuận lợi và trọn vẹn. Quý khách cần lưu ý những yếu tố sau:

Lễ cúng thổ công gồm những gì?

Không chỉ những công trình nhỏ như nhà cửa mà đến cả những công trình lớn như nhà máy, khu thương mại, nhà hàng khách sạn,…. Đều phải tiến hành nghi thức này. Một lễ cúng thổ công thường có những lễ vật như:

  • 1 con gà.
  • 1 bộ tam sên (1 miếng thịt luộc, 1 con tôm luộc, 1 quả trứng vịt luộc)
  • 1 đĩa xôi, 1 bát gạo, 1 bát nước, 1 đĩa muối.
  • 1 mâm ngũ quả.
  • 1 bộ áo Quan Thần Linh.
  • 1 đinh vàng hoa, 5 lễ vàng tiến, 5 chiếc oản nhỏ.
  • Rượu trắng, thuốc lá, chè.

le-dong-tho-la-gi

Trình tự tổ chức lễ động thổ thành công

Tuy không đòi hỏi yêu cầu quá khắt khe về trình tự tổ chức như nhiều sự kiện khác. Thế nhưng, việc lên kế hoạch các chương trình một cách hợp lý cũng giúp cho chương trình thu hút được nhiều khách hàng tiềm năng chú ý đến. Đồng thời tăng thêm tính chuyên nghiệp, trang trọng cho cả buổi lễ.

Do đó, trình tự tổ chức cơ bản sẽ được tiến hành như sau:

  • Đón tiếp khách mời.
  • Tiết mục văn nghệ mở màn.
  • Giới thiệu lý do tổ chức buổi lễ, công trình.
  • Giới thiệu những khách mời tham dự.
  • Chủ đầu tư, người đại diện tiến hành phát biểu.
  • Tiến hành nghi thức động thổ, khởi công.
  • Kết thúc buổi lễ.
  • Di chuyển đến địa điểm dự tiệc (nếu có).
  • Tiễn khách ra về.
  • Kết thúc buổi lễ, thu dọn, tháo dỡ trang thiết bị.

Nội dung văn khấn động thổ xây nhà

Để buổi lễ được diễn ra tốt đẹp, bạn nên chuẩn bị trước bài văn khấn động thổ. Bài khấn phải chi tiết, rõ ràng, đủ thông tin gia chủ, ngày giờ làm…
Khi đọc phải rõ, đúng để thần linh, thổ thần chứng giám, phù hộ cho gia chủ.

Xem chi tiết bài văn khấn động thổ xây nhà << tại đây >>

Ngoài ra, khi thực hiện lễ động thổ cho các công trình lớn, chủ doanh nghiệp cần tìm hiểu các điều kiện tổ chức theo quy định pháp luật hiện hành. Cụ thể tại Điều 107 Luật xây dựng năm 2014.

Công ty chuyên tổ chức sự kiện, lễ động thổ – SEA Event

Công ty sự kiện SEA Event được biết đến là công ty tổ chức sự kiện chuyên nghiệp và uy tín nhất tại Đà Nẵng. Cho đến nay, công ty đã thực hiện rất nhiều chương trình sự kiện, trong đó bao gồm cả lễ động thổ; lễ khởi công cho nhiều công ty/nhãn hàng.

Chúng tôi cam kết mang đến cho quý khách dịch vụ tổ chức lễ động thổ chuyên nghiệp, hoành tráng, hoàn hảo nhất. Liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline 0968.37.4343 Để nhận được báo giá tốt nhất thị trường!

5/5 - (1 bình chọn)
SEA Event

Sea Event chuyên tổ chức sự kiện tại Đà Nẵng chuyên nghiệp, uy tín với đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm và trang thiết bị hiện đại, nhân sự sự kiện nhiều năm kinh nghiệm.